Lòng chính trực

Chính trực là đức tính của sự trung thực và sự tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ; nói cách khác, nó là sự trung thực gắn liền với đạo đức. Thông thường, nó là một sự lựa chọn của cá nhân để giữ cho người đó luôn bám chắc vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức.[1]Trong Đạo đức học, Lòng chính trực được nhiều học giả định nghĩa như sự trung thực hay sự hoàn hảo trong cách hành xử của một người. Lòng chính trực cũng có thể được định nghĩa như một sự đối lập với tính Đạo đức giả,[1] lòng chính trực có thể là tình trạng vững bền của nội tâm về Đạo đức, hay các bên có những giá trị mâu thuẫn nhau có thể giải thích được sự khác nhau giữa các mâu thuẫn đó hay là việc lựa chọn niềm tin của họ. Khái niệm “Chính trực” xuất phát từ tiếng Latin là “integer”, nghĩa là “hoàn hảo” hay “trọn vẹn”.[2] Trong cách hiểu này, lòng chính trực là một trạng thái nội tâm “hoàn hảo” bắt nguồn từ những đức tính như sự trung thực và sự bền vững về Đạo đức. Theo điều này, chúng ta có thể đánh giá một người “có lòng chính trực” theo mức độ người đó làm dựa trên các giá trị, niềm tin và nguyên tắc mà họ tuyên bố.Những điểm đáng chú ý được gửi đến chủ đề về lòng chính trực trong Luật pháp và những ý tưởng về Luật pháp trong triết học về Luật pháp thế kỉ 20, những điều này là trung tâm trong công trình nghiên cứu của Ronald Dworkin trong tác phẩm “Law's Empire”. Quan điểm của Dworkin về lòng Chính trực trong Luật pháp củng cố quan niệm của công lý về sự công bằng.Độ rộng của khái niệm về hệ thống các giá trị và phạm vi tương tác được áp dụng cũng có thể đóng vai trò như những nhân tố đáng chú ý trong việc xác định lòng Chính trực vì sự phù hợp hay thiếu sự phù hợp với sự quan sát. Một hệ thống giá trị có thể thay đổi theo thời gian[3] khi mà một người vẫn có thể giữ lòng chính trực, nếu người ủng hộ các giá trị mới đó có thể giải thích và giải quyết sự thay đổi hành vi của mình.[4]